Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc! https://t.co/TocyuJxwB3


from Twitter https://twitter.com/gomsuhoanggiavn

November 12, 2020 at 11:29AM
via IFTTT

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Cúng giỗ người đã mất trong gia đình là phong tục truyền thống, một trong những nét đẹp văn hóa đẹp của người Việt Nam.

Mỗi năm, cứ đúng vào ngày mất của người khuất, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những lễ vật thật chỉnh chu, tươm tất.

Trong đó, mâm cúng giỗ là được quan tâm và chuẩn bị chu đáo nhất. Những món ăn trên mâm cúng người khuất thường là những cái tên quen thuộc, món ăn truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, không ai biết mâm cơm cúng gồm những món gì? Vì thế, trong bài viết hôm nay gomsuhoanggia.vn sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ người mất sao cho đầy đủ, trang trọng!

Ý nghĩa của việc cúng giỗ người đã khuất

Cúng giỗ ông bà tổ tiên – những người đã khuất là phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Nét đẹp văn hóa này được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Điều này không chỉ thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với gia tiên mà còn là việc mang đến những may mắn, bình an và hạnh phúc cho những người còn sống. 

Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng cho người khuất sẽ có sự khác biệt. Bởi mỗi mâm cơm đều thể hiện được những đặc trưng, văn hóa của con người của mỗi vùng đất. 

Và dù mâm cúng giỗ là đơn giản hay sang trọng thì yếu tố thành tâm, việc chuẩn bị mâm cỗ sao cho tươm tất, đầy đủ mới là quan trọng. 

Bởi mâm cỗ chính là lòng thành, sự biết ơn, lòng thương xót và để tưởng nhớ đến người đã khuất. 

Không chỉ thế, đây cũng là dịp để con cháu trong nhà có thể sum họp, quây quần và đoàn tụ bên nhau. Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ buồn vui ở hiện tại. 

Mâm cơm cúng gồm những món gì? Mâm cỗ miền Bắc

Thờ cúng người đã mất là phong tục thể hiện lòng biết ơn của người thế hệ sau đối với người đã sinh thành.

Vậy nên, khi người thân trong gia đình mất đi, những người còn lại trong nhà sẽ bày tỏ lòng thành, sự nhớ thương, đau xót vào ngày giỗ hàng năm. Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm cỗ người khuất là việc vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, đối với người miền Bắc thì mâm cơm cúng giỗ trong gia đình càng nhận được nhiều sự quan tâm. 

Vậy mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì? 

Mâm cúng miền Bắc sẽ không thể thiếu những món ăn truyền thống. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của những người lớn trong gia đình. Bởi cũng tùy vào từng địa phương mà mâm cỗ cũng sẽ có vài sự khác biệt nhất định.

Và nếu bạn vẫn chưa lên được thực đơn cho mâm cơm cúng giỗ. Vậy hãy thử tham khảo 7 thực đơn mà gomsuhoanggia.vn gửi đến dưới đây:

Mâm cúng giỗ miền Bắc 1

  • Bánh chưng
  • Giò tai
  • Giò lụa
  • Chả quế
  • Canh bóng thả
  • Thịt gà luộc
  • Nem rán
  • Canh chân giò
  • Miến nấu lòng gà
  • Nộm đu đủ
  • Tim cật xào thập cẩm

Mâm cúng giỗ miền Bắc 2

  • Thịt gà luộc
  • Há cảo hấp
  • Miến nấu lòng gà
  • Canh bí nấu mọc
  • Cà ri bò
  • Canh măng nấu chân giò
  • Giò tai
  • Canh bóng thả
  • Thịt bò xào dứa
  • Ngô bao tử xào
  • Nem rán ăn kèm bún và rau sống
  • Tráng miệng: chè đỗ đen, dưa lê.

Mâm cúng giỗ miền Bắc 3

  • Bánh chưng
  • Thịt đông
  • Tôm xào cần tây
  • Thịt bò xào dứa
  • Cà ri bò
  • Nem rán
  • Canh măng nấu móng giò
  • Mướp đắng nhồi thịt
  • Chả quế
  • Giò lụa
  • Phồng tôm rán
  • Thịt lợn luộc
  • Xôi ngũ sắc
  • Nộm gà xé phay
  • Giò tai
  • Salad rau củ

Mâm cúng giỗ miền Bắc 4

  • Thịt gà luộc
  • Nem rán
  • Giò lụa
  • Sườn xào chua ngọt
  • Miến xào lòng gà
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Canh ngô non, su su và mọc
  • Xôi gấc nhân đỗ
  • Khoai lang kén

Mâm cúng giỗ miền Bắc 5

  • Thịt gà luộc
  • Xôi gấc
  • Canh măng nấu móng giò
  • Nem rán ăn kèm rau sống
  • Canh ngô non, su su và mọc
  • Giò tai
  • Ngô bao tử xào
  • Tôm hấp
  • Giá đỗ xào
  • Tim xào đậu cô ve
  • Súp lơ luộc
  • Há cảo hấp
  • Chả quế

Mâm cúng giỗ miền Bắc 6

  • Thịt gà quay
  • Bánh chưng
  • Canh bồ câu hầm hạt sen
  • Nem rán
  • Thịt bò xào nấm, ngô non và đậu hà lan
  • Xôi gấc
  • Sườn xào chua ngọt
  • Củ kiệu muối
  • Canh bóng cuộn
  • Canh măng nấu móng giò

Mâm cơm cúng gồm những món gì

Mâm cúng giỗ miền Bắc 5

  • Xôi đỗ, xôi gấc
  • Thịt gà luộc
  • Tôm hấp
  • Nem rán
  • Canh măng nấu móng giò
  • Thịt hun khói
  • Nộm đu đủ
  • Mướp đắng nhồi thịt
  • Lơ và cà rốt luộc
  • Củ kiệu muối
  • Nộm gà xé phay
  • Giò tai cuộn trứng

Mâm cơm cúng gồm những món gì

Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị mâm cúng giỗ

Đã hiểu được tầm quan trọng của mâm cúng trong ngày giỗ. Vậy bạn cần phải thật cẩn trọng từ quá trình chuẩn bị đồ cúng, cách sắp xếp mâm cỗ, cho đến khi dâng lên trên bàn cúng gia tiên.

Mâm cơm cúng gồm những món gì

Hãy lưu ý những điều sau khi chuẩn bị mâm cúng giỗ người khuất. Cụ thể: 

  • Tránh dùng tỏi trong những món ăn có trên mâm cúng.
  • Nên chuẩn bị bát đũa trên mâm cỗ sao cho đồng bộ, tốt nhất là dùng bát đĩa mới. 
  • Để thể hiện sự thành kính, gia chủ không nên mua đồ ăn có sẵn hoặc đồ đóng hộp mang lên bàn cúng.
  • Nên lựa chọn những món ăn mà người đã khuất yêu thích thay vì những món lúc còn sống ông bà không ưa. 
  • Không được nêm nếm, ăn thử món ăn dành để cúng giỗ. 
  • Món ăn cần chế biến sạch sẽ, nấu chín, không được để đồ tanh hôi lên trên bàn cúng.
  • Không dùng bát bị nứt vỡ đưa lên bàn cúng giỗ người đã khuất.
  • Rau củ, cá thịt dùng để nấu nướng phải thật sạch sẽ, tươi ngon mới thể hiện được lòng thành!

Lời kết

Qua những chia sẻ mà gomsuhoanggia.vn vừa gửi đến, chắc chắn các bạn đã biết được mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những món gì?

Như đã nói, tùy theo vùng miền và phong tục tập quán của mỗi địa phương mà những món ăn trên mâm cỗ sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Tuy nhiên, những món ăn đặc trưng quen thuộc, những món ngon mà lúc còn sống ông bà yêu thích thì nhất định phải có trên mâm lễ.

Và trên hết, việc cúng giỗ người đã khuất vào mỗi năm là thể hiện lòng thành, sự hiếu kính, xót thương đối với người mất. Vậy nên, không cần quá chú tâm đến việc mâm cúng sang trọng hay đơn giản.

Bởi trên hết, lòng thành kính mới là yếu tố quan trọng đối với mỗi mâm cúng. Mong rằng bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và tốt lành trong cuộc sống!

Theo dõi những bài viết về phong thủy, tử vi mới nhất và thú vị nhất mỗi ngày tại website gomsuhoanggia.vn!

 

Bài viết Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Hoàng Gia.



from Gốm sứ Hoàng Gia https://ift.tt/3eOdLOq
Showroom gốm sứ cao cấp tại TPHCM - Gốm sứ Hoàng Gia gomsuhoanggia.vn là website chuyên cung cấp các mặt hàng gốm sứ nổi tiếng từ 2 thương hiệu: gốm sứ Minh Long và gốm sứ Bát Tràng. Với sự đa dạng về các loại sản phẩm kinh doanh: gốm sứ tâm linh, bộ bàn ăn, bộ ấm trà, ly sứ, lục bình, tranh sứ… chắc chắn sẽ làm hài lòng sở thích và nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất! Hoạt động dựa trên lòng tin của khách hàng và uy tín trong dịch vụ, chất lượng sản phẩm, gomsuhoanggia.vn cam kết luôn mang đến thị trường những sản phẩm gốm sứ chất lượng – mẫu mã đẹp mắt – giá cả cạnh tranh. Trở thành địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ đáng tin cậy số 1 TP.HCM! Liên hệ ngay:

👉Website: https://ift.tt/2Ygssne

🏡76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM

☎ Hotline: 094.7836.567

☎ Tư vấn: 028.3868.3827

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý! https://t.co/gWfdxc69Vs


from Twitter https://twitter.com/gomsuhoanggiavn

November 11, 2020 at 02:29PM
via IFTTT

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý!

Rằm tháng 7 là rằm lớn trong năm của người Việt Nam. Trong quan niệm dân gian, ngày này trùng với ngày lễ Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân nên cần chuẩn bị 3 mâm cúng để tiến hành nghi lễ!

Cúng rằm tháng 7 ngày nào?

Ngày rằm là ngày 15 âm lịch của hàng tháng, vì thế việc cúng rằm cũng được diễn ra vào ngày này.

Tuy nhiên, việc cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải cúng vào đúng ngày này. Mà bạn có thể chọn ngày cúng vào bất cứ ngày nào trong tháng, song phải trước ngày 15/7 âm lịch là được. 

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta thường cúng rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày 2.7 – 14.7 âm lịch.

Gia chủ không cần phải lựa chọn ngày lành, ngày đẹp như những lễ cúng khác. Chỉ cần thật thành tâm khi cúng kiến là được.

Bởi trong quan niệm dân gian, bắt đầu từ mùng 2 – 14 tháng 7 âm lịch là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để vong hồn người mất được quay về dương giới và thọ hưởng những lễ vật do người dân cúng tế. 

Do đó, trong ngày này mọi người thường chuẩn bị mâm cỗ để mời linh hồn người khuất về dùng cơm. Đây cũng là ngày cúng thực, bố thí cho những vong linh vất vưởng không người thờ cúng, không nơi nương tựa.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Mâm cơm cúng cô hồn tháng 7 thường có những món quen thuộc như: xôi đậu xanh, gà luộc, giò lụa, canh miến mọc, nem,…Mâm cúng ngày này cũng được chia thành 3 lễ gồm: cúng trong nhà, cúng Phật và cúng ngoài trời.

Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Âm Bồ Tát được thờ cúng ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 cũng được xem là ngày lễ quan trọng đối với những tín đồ Phật giáo, Lễ Vu Lan báo hiếu cũng rơi vào ngày này.

Bài cúng rằm tháng 7 tại nhà

Đối với mâm cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả hoặc làm mâm cơm chay cúng rằm tháng 7. 

Cúng bàn Phật thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng xong, mâm cúng thường được những thành viên trong gia đình thụ lộc ngay. 

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà là lễ cúng thần linh cùng gia tiên trong gia đình. Mâm cúng ngày thường là lễ cúng mặn.

Vì thế, gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm cúng sao cho đầy đủ, tươm tất, đồ cúng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, sạch sẽ để thể hiện lòng thành và biết ơn đối với gia tiên. 

Trên mâm cúng mặn ngày rằm thường có những món ngon như: canh, cơm, gà luộc, xôi đậu xanh, các món xào, nộm,…

Bên cạnh đó, cũng sẽ không thể thiếu trái cây, nước cúng, hoa tươi, nhang đèn, nến, vàng mã và đồ vật bằng giấy dành riêng cho người đã khuất (quần áo, mũ nón, giày dép, nhà lầu,…)

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời là lễ cúng chúng sinh/cúng cô hồn với ý nghĩa bố thí lễ vật cho những linh hồn bị sa cơ lỡ vận, không nhà không cửa, người cúng tế hay nơi nương tựa,…

Cúng cô hồn rằm tháng 7 thường được thực hiện vào chiều tối trong ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. Bởi 2 ngày này là thời gian vong linh trở về địa ngục. Vì thế, đây được xem là thời gian tốt nhất để cúng cô hồn ngày tháng 7. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý!

Mâm cúng ngoài trời cần chuẩn bị những lễ vật đầy đủ

  • Muối gạo: Đĩa này sẽ được rắc ở xung quanh ngôi nhà sau khi cúng xong.
  • Cháo trắng được nấu loãng: Chuẩn bị 12 chén nhỏ.
  • Hoa quả: Ngũ quả với 5 loại, 5 màu khác nhau.
  • Chuẩn bị bỏng ngôn, bánh kẹo. 
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh nhiều màu: xanh lam, vàng, xanh lá mạ, hồng,…
  • Tiền trần: Nên chuẩn bị tiền thật, tiền lẻ càng tốt.
  • Vàng mã
  • 3 chung nước, nhang và nến.

Thực hiện lễ cúng ngoài trời

Mâm cúng được đặt ngoài trời, tiền vàng sẽ được rải trên mâm khi cúng. Các loại nhang, trầm được dùng trên mỗi mâm cúng đặt ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3-5 hoặc 7 cây nhang..

Sau khi kết thúc lễ cúng, gạo muối trên mâm cúng được rải đều ra đường và sân. Cuối cùng là đốt vàng mã.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý!

Trong một vài gia đình hoặc các đơn vị kinh doanh thường thực hiện tục giật cô hồn với ý nghĩa càng nhiều người đến giật thì tài lộc thu về sẽ càng nhiều. Đồ này bạn có thể tùy ăn uống mà không cần lo lắng.

Trước khi kết thúc lễ cúng, gia chủ cần bưng ra mâm lễ gồm: bỏng ngô, bánh kẹo, tiền lẻ, khoai luộc,…ra đường để trẻ nhỏ có thể tranh nhau cướp về. 

Những lưu ý cần biết khi cúng rằm tháng 7

Ngoài việc tìm ra lời giải cho câu hỏi: Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? để chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng 7 chỉnh chu, tươm tất. Bạn cần phải chú ý những điều sau:

Mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn/cúng ngoài trời) nên là mâm cúng chay. Bởi theo quan niệm trong dân gian, việc cúng đồ mặn cho các vong hồn sẽ khơi dậy tham vọng, sân si của các vong hồn người khuất.

Mâm cúng cô hồn cần phải được đặt ở ngoài trời, tránh xa các bậc cửa/cửa chính của ngôi nhà. 

Mâm cúng Phật (cúng Phật Bà Quan Thế Âm) cần phải đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ trong nhà. Tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là bàn thờ gia tiên trong gia đình. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý!

Lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Lễ cúng cô hồn cần thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi ban ngày ánh nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến các vong hồn mới được thả ra. 

Cúng cô hồn nhất định phải được hoàn tất trước ngày 15/7 âm lịch. 

Tháng 7 cô hồn còn gọi là Tết của người âm. Vì thế, gia chủ nên viếng thăm mộ phần, nơi lưu giữ hài cốt của người đã khuất. 

Nếu gia chủ hoặc người trong nhà biết tụng kinh. Vậy thì nên tụng Chú Đại bi, chuẩn đề, Địa tạng, Vu Lan báo hiếu.

Nên hạn chế sát sinh vào những ngày này.

Gạo muối sau khi cúng chúng sinh cần rải để bên ngoài không được tung từ ngoài vào trong. 

Lời kết

Trên đây là những điều cần biết khi cúng rằm tháng cô hồn. Tuy đây chỉ là những quan niệm dân gian và được người đời truyền miệng lại. Song, có thờ có thiêng có kiêng có lành. 

Vậy nên bạn cần hết sức chú ý và không nên làm phải những điều không hay/những việc phạm kỵ.

Mong rằng với bài viết: “Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý!” mà gomsuhoanggia.vn vừa gửi đến đã giúp bạn hiểu rõ hơn lễ cúng quan trọng này!

 

Bài viết Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Những điều lưu ý! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Hoàng Gia.



from Gốm sứ Hoàng Gia https://ift.tt/3llnCh7
Showroom gốm sứ cao cấp tại TPHCM - Gốm sứ Hoàng Gia gomsuhoanggia.vn là website chuyên cung cấp các mặt hàng gốm sứ nổi tiếng từ 2 thương hiệu: gốm sứ Minh Long và gốm sứ Bát Tràng. Với sự đa dạng về các loại sản phẩm kinh doanh: gốm sứ tâm linh, bộ bàn ăn, bộ ấm trà, ly sứ, lục bình, tranh sứ… chắc chắn sẽ làm hài lòng sở thích và nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất! Hoạt động dựa trên lòng tin của khách hàng và uy tín trong dịch vụ, chất lượng sản phẩm, gomsuhoanggia.vn cam kết luôn mang đến thị trường những sản phẩm gốm sứ chất lượng – mẫu mã đẹp mắt – giá cả cạnh tranh. Trở thành địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ đáng tin cậy số 1 TP.HCM! Liên hệ ngay:

👉Website: https://ift.tt/2Ygssne

🏡76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM

☎ Hotline: 094.7836.567

☎ Tư vấn: 028.3868.3827

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý! https://t.co/Qopmdjwkoi


from Twitter https://twitter.com/gomsuhoanggiavn

November 02, 2020 at 10:29AM
via IFTTT

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!

Giỗ chạp là một trong những nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình người Việt. Đây không chỉ là ngày mà con cháu trong nhà bày tỏ sự thành kính, tiếc thương đối với người đã khuất mà còn là dịp để con cháu – các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp.

Vì thế, mọi thứ trong ngày này đều được gia chủ chuẩn bị một cách chỉnh chu, cẩn thận. Và việc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày giỗ sao cho tươm tất cũng là một phần quan trọng, tất yếu trong các ngày giỗ của người Việt.

Tuy nhiên, liệu mọi người có biết mâm cúng giỗ gồm những gì? Mâm cúng miền Bắc so với miền Trung và Nam có khác nhau hay không? 

Nếu bạn cũng đang có những trăn trở tương tự như trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm ra lời giải chuẩn xác!

Lưu ý khi lên thực đơn mâm cơm cúng ngày giỗ

Thờ cúng ông bà tổ tiên vốn là một trong những phong tục có từ lâu đời của người Việt. 

Việc chuẩn bị mâm cúng dâng lên người đã khuất vừa là cách thể hiện sự biết ơn, thương xót và cũng là cách thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với người khuất.

Vậy nên, việc chuẩn bị mâm cúng chỉnh chu, đầy đủ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để có thể lên thực đơn cho mâm cúng giỗ, bạn cũng cần quan tâm một vài lưu ý dưới đây để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất trong ngày giỗ.

  • Thực phẩm được chọn mua cho mâm cúng cần tươi ngon, không nên mua đồ đóng hộp để tỏ bày lòng thành của gia chủ với người khuất. 
  • Tránh dùng tỏi trong quá trình chế biến những món ăn có trên mâm cỗ. 
  • Nên bày biện đồ cúng trên chén, đĩa mới và có màu đồng bộ. 
  • Không được nêm nếm, ăn trước những món ăn được chuẩn bị để dâng lên bàn cúng cho người đã khuất.

Trường hợp cúng giỗ lần đầu, gia chủ không biết nên chuẩn bị gì cho mâm cúng giỗ. Vậy thì, bạn nên tham khảo ý kiến của ông bà, để biết được đâu là những món quen thuộc thường có trong mâm cúng.

Và nếu bạn cần một thực đơn cụ thể, phần dưới của bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về mâm cúng giỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam để tìm hiểu và tham khảo thêm.

Mâm cơm cúng ngày giỗ của 3 miền

Mỗi vùng miền có một văn hóa và phong tục thờ cúng riêng biệt. Chính vì thế, từ cách chuẩn bị lễ cúng, mâm cơm cho đến thủ tục cúng giỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác biệt nhất định.

Dưới đây là mâm cúng tham khảo thường xuất hiện cho ngày giỗ thuộc 3 miền:

Thực đơn mâm cỗ miền Bắc 

  • Bánh chưng;
  • Thịt gà luộc;
  • Miến nấu lòng gà;
  • Canh bóng thả;
  • Canh chân giò;
  • Nem rán;
  • Giò tai;
  • Giò lụa;
  • Nộm đu đủ;
  • Tim cật xào thập cẩm;
  • Chả quế;

Có thể thấy rằng, mâm cúng miền Bắc có đầy đủ từ món mặn, món thịt, canh, rau,…Và hầu như mâm cỗ ngày giỗ nào ở đây cũng có các loại giò chả, bánh chưng hoặc xôi, miến,….

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một mâm cúng khác cũng được nhiều hộ gia đình ngoài Bắc lựa chọn để dâng lên bàn cúng người khuất. 

  • Thịt gà luộc;
  • Rau củ xào thập cẩm;
  • Sườn xào chua ngọt;
  • Canh ngô non, su su và mọc;
  • Nem rán;
  • Khoai lang kén;
  • Xôi gấc nhân đỗ;
  • Giò lụa;
  • Há cảo hấp;
  • Nem rán ăn kèm bún;
  • Ngô bao tử xào;
  • Tráng miệng quen thuộc với chè đỗ đen, dưa lê.

Mâm cúng giỗ ở miền Trung

Món ăn miền Trung đa dạng và có chút cầu kỳ bởi chịu sự ảnh hưởng của ẩm thực cung đình Huế.

Thực đơn trên mâm cúng giỗ tại đây thường có đầy đủ các món: xào, canh, luộc, chiên hoặc nướng.

  • Thịt quay;
  • Thịt gà luộc;
  • Gà quay rôti;
  • Giò lụa;
  • Chả cốm;
  • Nộm rau củ ngó sen;
  • Canh đậu và rong biển;
  • Canh khổ qua;
  • Chả cá;
  • Chả lợn;
  • Xôi gấc;
  • Thịt nướng
  • Cá chiên.

Mâm cỗ ngày giỗ miền Nam

Người miền Nam có nếp sống giản dị và có phần cởi mở hơn những vùng miền khác. Cũng có thể nói, trong 3 miền thì người miền Nam cũng không quá để tâm về việc thực hiện mâm cúng sao cho đầy đủ, đúng món. 

Đơn giản, họ lựa chọn những món ăn quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày để dâng lên người đã khuất. Ví như:

  • Bánh tét;
  • Củ kiệu;
  • Khổ qua nhồi thịt;
  • Nộm giá và cà rốt;
  • Thịt kho tàu;
  • Thịt hun khói;
  • Thịt kho tàu;
  • Canh nấm thập cẩm;
  • Khổ qua nhồi thịt;
  • Tôm xào đậu hà lan;
  • Gỏi tai cuốn;
  • Chả giò.

Lời kết

Với mỗi một vùng miễn sẽ có nền văn hóa và ẩm thực riêng biệt đặc trưng khác nhau. Chính vì thế, mâm cỗ cúng giỗ cũng có nhiều thay đổi giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Tuy nhiên, có một điều không hề thay đổi đó là dù mâm cỗ có đơn giản hay sang trọng thì lòng thành của gia chủ dành cho ngày giỗ của người đã khuất mới là quan trọng và trên hết.

Và đây cũng chính là một phần nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt từ bao đời nay đáng để gìn giữ, lưu truyền.

Trên đây là lời giải chi tiết và cụ thể nhất về những thắc mắc mà gomsuhoanggia.vn đã đề cập ở trên. 

Mong rằng, với những thực đơn tham khảo trên bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng giỗ thật đầy đủ và ấm cúng.

Bạn cũng có thể thay đổi một vài món chứ không cần hoàn toàn rập khuôn vào gợi ý trên. Bởi còn tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng sẽ có những thay đổi riêng sao cho phù hợp.

Bài viết Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Hoàng Gia.



from Gốm sứ Hoàng Gia https://ift.tt/3jLQ3TB
Showroom gốm sứ cao cấp tại TPHCM - Gốm sứ Hoàng Gia gomsuhoanggia.vn là website chuyên cung cấp các mặt hàng gốm sứ nổi tiếng từ 2 thương hiệu: gốm sứ Minh Long và gốm sứ Bát Tràng. Với sự đa dạng về các loại sản phẩm kinh doanh: gốm sứ tâm linh, bộ bàn ăn, bộ ấm trà, ly sứ, lục bình, tranh sứ… chắc chắn sẽ làm hài lòng sở thích và nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất! Hoạt động dựa trên lòng tin của khách hàng và uy tín trong dịch vụ, chất lượng sản phẩm, gomsuhoanggia.vn cam kết luôn mang đến thị trường những sản phẩm gốm sứ chất lượng – mẫu mã đẹp mắt – giá cả cạnh tranh. Trở thành địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ đáng tin cậy số 1 TP.HCM! Liên hệ ngay:

👉Website: https://ift.tt/2Ygssne

🏡76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM

☎ Hotline: 094.7836.567

☎ Tư vấn: 028.3868.3827