Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Cách cúng về nhà mới theo phong tục người Việt!

Cúng về nhà mới không chỉ là một phong tục, tín ngưỡng tâm linh của người Việt mà còn là cách gia chủ thể hiện sự tâm huyết, cố gắng của mình đặt vào mái nhà mới.

Trong bài viết hôm nay, gomsuhoanggia.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cúng nhà mới để cầu bình an, mang lại những may mắn, thuận lợi và ấm cúng cho ngôi nhà. 

Vì sao phải cúng nhà mới? Ý nghĩa lễ nhập trạch

Lễ cúng về nhà mới còn được biết với tên gọi khác là lễ nhập trạch. Lễ này được thực hiện khi bạn chuyển đến căn nhà mới, căn nhà đó có thể là nhà mua, nhà mới xây hoặc có thể là nhà thuê để làm văn phòng kinh doanh,…

Đây được coi là một nghi thức không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong phong tục của người Việt bên cạnh lễ cất nóc và lễ động thổ.

Cúng nhập trạch nhà mới giống như việc đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh trong khu vực tọa lạc của ngôi  nhà. 

Lễ cúng còn là cách bày tỏ lòng bớt ơn, kính trọng của gia chủ đối với các vị gia tiên cũng như nhằm chính thức thông báo về việc gia đình có nơi định cư mới. Kính xin được rước ông bà về ngôi nhà mới để thờ tự. 

Song song đó, cúng về nhà mới còn là cách gia chủ kính mời vong vinh trú ngủ xung quanh ngôi nhà đến thọ thưc và tiễn đưa họ đi, xua tan khí âm lẩn khuất nơi ngôi nhà mới đang tọa lạc. Để cầu mong cuộc sống sau này êm ấm, hạnh phúc và bình an.

Cúng về nhà mới như thế nào đúng phong thủy?

Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chính vì thế chúng ta không được xem thường những phong tục, lễ cúng mà ông bà ta từ xưa vẫn thực hiện.

Cuộc sống bận rộn, khiến nhiều người không còn nhớ quá nhiều đến những lễ nghi, tập tục truyền thống ngày xưa. Chính vì thế, có lẽ nhiều gia chủ đã quên mất cách cúng dọn về nhà mới thế nào là đúng phong thủy, sinh an lành.

Vậy nên bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách cúng về nhà mới đúng theo phong tục, tâm linh. Tránh những thiếu sót, phiền toái không may xảy đến!

Chọn ngày giờ tốt để chuyển về nhà mới

Theo quan niệm phong thủy, ngày tốt được lựa chọn để cúng nhập trạch phải thỏa mãn những yếu tố quan trọng sau:

  • Chọn ngày hoàng đạo;
  • Chọn ngày tương hợp với bản mệnh gia chủ;
  • Chọn ngày may mắn dựa theo tuổi mệnh của gia chủ sở hữu ngôi nhà.

Vì thế, tùy vào bản mệnh, can chi của gia chủ mà bạn lựa chọn ngày hoàng đạo để thực hiện việc chuyển nhà. 

Lưu ý: Khi lựa chọn ngày lành bạn cần tránh những ngày xấu như: ngày phạm tam nương, ngày Dương công kỵ nhật và ngày phạm Thọ tử.

Chuẩn bị mâm cúng về nhà mới

Mâm cúng nhập trạch bao giờ cũng có đủ: hương hoa, ngũ quả và thức ăn. Tùy vào ý muốn của mỗi gia chủ mà bạn có thể sắp thành 3 mâm hoặc 1 mâm nhỏ cũng được.

Cũng tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể lựa chọn mâm lễ cúng sao cho phù hợp nhất. 

Tuy nhiên, mâm cúng cần có những lễ vật sau đây:

  • Đĩa ngũ quả: mùa nào thức nấy; hoa quả cần phải tươi, không được dập úng,…
  • Lọ hoa tươi: hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa ly, hoa cát tường; chọn hoa theo cành lẻ
  • Đèn cầy hoặc đèn dầu
  • Nhang thơm
  • Rượu
  • Trầu cau: chọn những lá to đẹp, không rách; cau nên là quả tròn, không bị xước.
  • Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc/cua luộc. 1 quả trứng luộc .
  • Xôi đậu xanh/xôi gấc
  • Đĩa bánh kẹo.
  • Đĩa thịt heo quay để nguyên.
  • Chum gạo tẻ, muối hột.
  • Bộ vàng mã.
  • 1 con gà trống luộc.

Với gia chủ ăn chay, bạn cũng có thể lựa chọn cúng mâm chay với những món quen thuộc như: xôi đậu xanh, hoa quả xào, canh nấm chay, đậu hũ,…

Trên đây là mâm cúng đầy đủ nhất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu sinh sống chung với ông bà xưa. Bạn cần chia thành 3 mâm cúng gồm:

  • Mâm cúng gia tiên: trái cây tươi, hương hoa trầu cau, nhang đèn, xôi chè, gạo muối, trà, rượu, tiền vàng mã,…
  • Mâm cúng Thần Tài: hoa vạn thọ/hoa cúc, trái cây tươi, trà rượu, thịt quay, giấy tiền vàng mã,…
  • Mâm cúng Táo quân: trái cây, nhang đèn, xôi chè, trầu cau, gạo muối, rượu,…

Chuẩn bị văn khấn về nhà mới

Văn khấn nhà mới gồm 2 phần. Gia chủ nên đọc văn khấn thần linh trước rồi mới đến văn khấn gia tiên sau.

Bài văn khấn bạn có thể tham khảo những bài trước đã cập nhật tại gomsuhoanggia.vn!

Những đồ vật khác cần chuẩn bị

Ngoài ra, trong lễ cúng chuyển về nhà mới, bạn cũng cần chuẩn bị một vài đồ vật khác như:

  • Bếp than để đặt trước cửa chính cho gia chủ và các thành viên trong gia đình bước vào.
  • Nệm, chiếu gia đình còn sử dụng; chổi mới để cầm theo khi bước qua bếp than.

Cách cúng về nhà mới – Hướng dẫn thực hiện lễ cúng

Sắm lễ vật.

Bày lễ vật lên mâm cúng.

Gia chủ thắp nhang và cắm vào bát hương (ngôi nhà cũ) để xin phép được bắt đầu lễ cúng nhập trạch, kính thỉnh thần linh cũng như rước vong linh gia tiên về với nơi ở mới.

Bước tiếp theo là đốt một lò than và đặt ở phía cửa chính của ngôi nhà mới. 

Người bước qua lò than đầu tiên là gia chủ, gia chủ tay cầm bài vị gia tiên, tay khác cầm bát hương.

Tiếp theo, các thành viên sẽ lần lượt bước qua lò than trên tay cầm theo những đồ vật mang ý nghĩa may mắn, tượng trưng cho sự no đủ như: gạo, muối, chăn nệm, bếp gas, đồ trang sức,…

Khi vào trong nhà, chủ nhà sẽ mở tất cả cánh cửa trong nhà, bật hết tất cả đèn, mở vòi nước để đánh thức nguồn sinh khí có bên trong.

Trong khi đó, những người khác sẽ tiến hành lau dọn và sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn ông Công ông Táo, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Đồng thời bày mâm cúng ở trung tâm ngôi nhà theo hướng tốt đã chọn.

Chủ nhà tiến hành thắp hương và đọc văn khấn. Nên giữ không gian trang trọng, thành kính, không gây ồn khi cúng.

Văn khấn kết thúc, gia chủ bật bếp, nấu một ấm nước để châm trà và dùng trà này dâng lên thần linh, gia tiên. 

Đốt vàng mã, rắc rượu lên tro.

Gạo, muối, nước giữ lại đặt ở bàn thờ Táo quân.

Những điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới

Để cho buổi lễ được diễn ra một cách thuận lợi, trong buổi nhập trạch gia chủ cần tránh những điều cấm kỵ sau đây:

  • Không cúng nhập trạch hay chuyển về nhà mới vào ban đêm. Chỉ nên chọn thời điểm buổi sáng hoặc trưa.
  • Không để phụ nữ có thai, người tuổi Dần dọn dẹp trong quá trình chuyển nhà.
  • Không được chuyển nhà hoặc cúng nhập trạch nhà mới phạm kỵ vào những ngày xấu.

  • Không được ngủ trưa tại ngôi nhà mới ngay trong chính ngày cúng nhập trạch. Điều này biểu thị cho sự lười biết và bệnh tật trong tương lai. 
  • Không được nói những điều tiêu cực, cãi vã hay mắng mỏ trẻ con trong ngày cúng nhập trạch.
  • Không được đi tay không qua bếp than đặt ở cửa. Những đồ vật như chổi, cây lau nhà cũ cũng không được cầm qua.
  • Không mời khách vào thời điểm cúng nhập trạch. Chỉ nên có sự tham gia của các thành viên trong gia đình mà thôi.

Trên đây là cách cúng về nhà mới đúng tập tục, không phạm kỵ và thiếu sót. Mong rằng với những thông tin mà bài viết gửi đến đã giúp bạn thực hiện được một lễ cúng thành công, thuận lợi và thu được nhiều bình an, may mắn như ý muốn!

 

Bài viết Cách cúng về nhà mới theo phong tục người Việt! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Hoàng Gia.



from Gốm sứ Hoàng Gia https://ift.tt/3kHfeYY
Showroom gốm sứ cao cấp tại TPHCM - Gốm sứ Hoàng Gia gomsuhoanggia.vn là website chuyên cung cấp các mặt hàng gốm sứ nổi tiếng từ 2 thương hiệu: gốm sứ Minh Long và gốm sứ Bát Tràng. Với sự đa dạng về các loại sản phẩm kinh doanh: gốm sứ tâm linh, bộ bàn ăn, bộ ấm trà, ly sứ, lục bình, tranh sứ… chắc chắn sẽ làm hài lòng sở thích và nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất! Hoạt động dựa trên lòng tin của khách hàng và uy tín trong dịch vụ, chất lượng sản phẩm, gomsuhoanggia.vn cam kết luôn mang đến thị trường những sản phẩm gốm sứ chất lượng – mẫu mã đẹp mắt – giá cả cạnh tranh. Trở thành địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ đáng tin cậy số 1 TP.HCM! Liên hệ ngay:

👉Website: https://ift.tt/2Ygssne

🏡76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM

☎ Hotline: 094.7836.567

☎ Tư vấn: 028.3868.3827

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét